Rất nhiều người thích ăn mít tuy nhiên họ băn khoăn mít thường nằm trong top những thực phẩm bị chín ép siêu tốc nhờ ngậm hóa chất độc hại.
" alt=""/>Mẹo cắt dưa hấu nhanh, đẹp cho 'hội vụng về' tham khảo![]() |
Làng Curdi bị đập nước nhấn chìm suốt 11 tháng trong năm, chỉ xuất hiện mỗi năm một lần duy nhất |
Nơi đây từng là một ngôi làng trù phú. Tuy nhiên mọi chuyện chấm dứt vào năm 1986 khi đập nước đầu tiên được xây dựng đã nhấn chìm toàn bộ làng. Theo định kỳ, cứ tới tháng 5 mỗi năm, khi nước rút đi, những gì còn sót ở một ngôi làng Curdi cũ trước kia lại hiện lên. Vào ngày nước rút, những cư dân gốc trong làng sẽ tụ tập với nhau để mở tiệc ăn mừng.
![]() |
Sau khi nước rút, nền cũ của ngôi làng xưa hiện lên |
Ngôi làng trù phú này từng là nơi sở hữu đất đai màu mỡ, với dân số gần 3000 người. Họ sống nhờ canh tác lúa, trồng trọt dừa, hạt điều, xoài và mít. Ngôi làng cũ cũng có ngôi đền chính cùng đền nhỏ hơn, một nhà nguyện và một đền thờ Hồi giáo.
Kể từ khi Goa được giải phóng khỏi Bồ Đào Nha vào năm 1961, mọi chuyện cũng thay đổi. Đầu tiên, thủ hiến bang, ông Dayanand Bandodkar tới thăm làng và cho biết sẽ xây dựng con đập đầu tiên tại bang Goa. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của con đập sẽ mang lại lợi ích thế nào với người dân ở miền nam Goa.
“Thủ hiến bang nói, con đập sẽ nhấn chìm ngôi làng, nhưng sự hi sinh của chúng tôi sẽ cống hiến vì lợi ích lớn hơn”, cụ ông Gajanan Kurdikar, 75 tuổi, một cư dân gốc của làng nhớ lại.
![]() |
Vào ngày ngôi làng cũ hiện lên, cư dân gốc sẽ tập trung lại, tổ chức các nghi thức tôn giáo và mở tiệc ăn mừng |
Sau đó, hơn 600 hộ gia đình bao gồm cả nhà ông Kurdika di dời tới các ngôi làng gần đó. Họ được cấp đất làm nhà ở, nhận tiền bồi thường.
"Khi tới ngôi làng mới, chúng tôi hoàn toàn không có gì", Inacio Coleues, một người dân nhớ lại. Inacio là một trong số ít những gia đình đầu tiên tái định cư vào năm 1982. Họ phải ở những ngôi nhà tạm thời, cho tới khi xây được nhà riêng. Phải mất tới hơn 5 năm sau, một số người ở Curdi mới từ bỏ vĩnh viễn được chỗ ở từng là nơi “chôn rau cắt rốn” của mình.
Trong khi đó, ông Kurdikar cùng gia đình rời làng Curdi năm ông 10 tuổi. “Theo trí nhớ của tôi, gia đình tôi là một trong những người cuối cùng rời làng. Đó là một ngày mưa rất to từ đêm hôm trước. Nước từ cánh đồng bắt đầu chảy vào nhà khiến chúng tôi phải đi ngay”.
Đúng như kế hoạch, con đập đầu tiên ở bang Goa xuất hiện, cấp nước cho tất cả người dân ở phía nam. Đó là dự án thủy lợi Salaulim, được xây dựng trên bờ sông Salaulim, cung cấp nước uống, tưới tiêu và công nghiệp cho hầu hết người dân trong vùng.
Cứ đến tháng 5 mỗi năm, khi nước rút, ngôi làng cũ hiện lên cùng với những gì sót lại của nhiều ngôi nhà cũ, bao gồm cả các món đồ đạc cũ hỏng bị bỏ lại. Đó cũng là thời điểm cư dân gốc ở Curdi trở lại quê hương, cùng nhau ôn lại kỷ niệm cũ, đồng thời thực hiện nghi lễ tôn giáo và tiệc tùng.
Nữ thuyền trưởng đầu tiên lái siêu du thuyền ở Mỹ hút dân mạng với hành trình du lịch khắp thế giới cùng mèo Ai Cập quý tộc.
" alt=""/>Ngôi làng kỳ lạ chỉ xuất hiện một lần trong nămNgày 17/3, fanpage của Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) đăng tải những thông tin liên quan đến Gala "Việc tử tế", phát sóng tối 16/3 trên VTV1.
Theo đó, chương trình "Việc tử tế" đưa tin về bà Vũ Thị Thùy Linh - CEO của trung tâm Lamita là người phụ nữ dạy zumba miễn phí cho các chị em tiểu thương ở chợ Bãi Đá (Sơn Tây, Hà Nội).
Lớp dạy này giúp những người phụ nữ vừa được thư giãn tinh thần, giao lưu, chia sẻ và lồng ghép học các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc.
![]() |
Thông tin trên fanpage của CSAGA |
Tuy nhiên phía trung tâm CSAGA khẳng định: “Những nội dung của chương trình chưa phản ánh đúng sự thật ở 2 thông tin".
Thứ nhất, chương trình “Việc tử tế” nhắc đến việc gây dựng lớp học nhảy tại chợ Bãi Đá là do bà Vũ Thị Thuỳ Linh thực hiện. Thứ hai, nội dung chương trình phản ánh đây là lớp học nhảy bà Thuỳ Linh thực hiện hoàn toàn miễn phí.
Theo trung tâm CSAGA, lớp học zumba của chị em tiểu thương chợ Bãi Đá là một hoạt động nằm trong mô hình "Chợ vui" của CSAGA, do trung tâm này lên ý tưởng.
Hoạt động học nhảy nằm trong chuỗi các hoạt động khác như hội thảo, tập huấn, triển lãm... CSAGA đã ký hợp đồng với trung tâm Lazum3 (hiện là Lamita, do bà Thuỳ Linh đứng đầu).
Nội dung của hợp đồng nêu rõ, CSAGA thuê huấn luyện viên của Lazum3 trong vòng 6 buổi với số tiền là 13,3 triệu đồng. Đồng thời, phía trung tâm cũng chi trả toàn bộ phí đi lại Hà Nội - Sơn Tây.
![]() |
Tiểu thương ở chợ Bãi Đá học nhảy zumba trong chương trình của CSAGA. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam đăng tải ngày 14/4/2017. |
![]() |
Quầy thông tin về phòng chống bạo lực gia đình của CSAGA được đặt ngay trong chợ để cung cấp cho chị em kiến thức cần cần thiết. |
Vì vậy, đây không phải là hoạt động dạy nhảy do bà Vũ Thị Thuỳ Linh miễn phí như trong nội dung chương trình của VTV thông tin.
Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc điều hành CSAGA cho biết, việc học nhảy zumba của chị em tiểu thương chợ Bãi Đá là một hoạt động tâm huyết của CSAGA diễn ra từ năm 2017.
Do nhận thấy nội dung của chương trình Việc tử tế phản ánh không đúng sự thật và gây hiểu nhầm cho người xem, phía CSAGA yêu cầu đính chính thông tin.
“Gala 'Việc tử tế' tối 16/3 không hề có câu nào nhắc đến CSAGA. CSAGA lên tiếng nhằm mục đích minh bạch thông tin”, bà Vân Anh nhấn mạnh.
Người trong cuộc nói gì?
Liên quan đến vụ việc trên, bà Nguyễn Thị Quỳnh, nhân viên từng làm việc tại Lazum3, người phụ trách dự án trên vào năm 2017 chia sẻ: “Vào năm 2017, phía CSAGA gặp trung tâm Lazum3 (giờ là Lamita) để đề nghị hợp tác sản xuất chương trình 'Dạy nhảy miễn phí cho chị em tiểu thương' trên tinh thần có nguồn kinh phí nhất định”.
“Phía CSAGA cho biết, chiến dịch này có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách phi chính phủ vì vậy chị em tiểu thương sẽ được dạy nhảy hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên phía Lazum3 là công ty nên chúng tôi vẫn nhận phí để trả lương cho nhân sự hợp tác.
Trong quá trình làm hợp đồng, chúng tôi nói rõ bình thường chúng tôi làm với mức giá A nhưng kết hợp bên CSAGA làm từ thiện nên phía Lazum3 đưa ra giá thấp bằng 1/2 để đảm bảo vận hành được bộ máy”, bà Quỳnh cho biết.
![]() |
Bà Thùy Linh cùng các HLV dạy nhảy tại chợ Bãi Đá |
Theo bà Quỳnh, chi phí trong hợp đồng là hơn 13 triệu đồng/6 buổi. Mỗi buổi dạy trong vòng 1 giờ và có từ 2- 3 HLV dạy. Trong đó bà Thùy Linh tham gia dạy chính trong 3 buổi.
“Trong dự án này, chị Linh có vai trò điều hành nhưng không được hưởng bất kì khoản phí nào hết (tôi là người quyết toán). Thậm chí những lần đầu đi “truyền lửa” cho các tiểu thương, chị hoàn toàn tự lái xe đi. Chị còn tìm cách mua thực phẩm để làm quen với các tiểu thương. Từ đó, chị vận động các chị em trong chợ bỏ qua ngại ngần, tự do thể hiện bản thân qua âm nhạc, bước nhảy để cuộc sống bớt ngột ngạt hơn”, bà Quỳnh nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Thùy Linh cho biết, bản thân không muốn làm rùm beng sự việc này. “Tuy nhiên tôi không muốn dư luận suy nghĩ bên tôi dùng việc từ thiện để PR nên tạm thời chúng tôi muốn giải quyết vụ việc một cách nội bộ trước”, bà nói.
Bà Linh chia sẻ: “Hoạt động cộng đồng là ý thức, trách nhiệm xã hội từ phía công ty chúng tôi, cũng như cá nhân tôi.
Nhưng chúng tôi không thể yêu cầu các giáo viên, cộng tác viên từ thiện chi phí. Họ cần thu nhập nuôi sống gia đình, bản thân. Các huấn luyện viên và cộng tác viên là một phần không tách rời của công ty chúng tôi nhưng hoạt động độc lập, thụ hưởng theo số buổi thực dạy. Họ không phải nhân viên, cán bộ cơ hữu.
Thế nên phần từ thiện có thể từ cá nhân tôi và công ty là các hoạt động kết nối, tổ chức vận động, dựng bài, truyền thông, hậu trường..., và vận động các giáo viên giảm bớt thù lao được phần nào”.
“Cá nhân tôi tham gia dạy chính 3 trên 6 buổi nhưng không nhận bất cứ thù lao nào trong dự án này. Thậm chí tôi còn bỏ tiền túi mua thực phẩm của các tiểu thương để động viên, khuyến khích các chị tham gia lớp, đồng thời tạo mối quan hệ thân thiết để họ tin tưởng, tham gia cùng mình. Toàn bộ những lần đi lại (3 buổi dạy nhảy) tôi tự lái xe và không lấy chi phí từ phía CSAGA”, bà Linh cho biết thêm.
Bà Linh chia sẻ, mình tham gia chương trình Việc tử tế nhằm mong muốn lan toả giá trị tích cực tới cộng đồng. Trước đó, đây không phải là hoạt động vì cộng đồng đầu tiên và duy nhất phía công ty bà đã thực hiện.
“Từ ngày thành lập Lazum3, tôi đã cùng các huấn luyện viên tham gia rất nhiều hoạt động cộng đồng từ cách đây 7 năm về trước”, bà Linh cho biết thêm.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện ekip chương trình 'Người tử tế' của VTV cho biết, phía chương trình đã nắm được thông tin và đang xác minh làm rõ vấn đề trên.
Được biết đến với vai trò MC tiếng Nga trên VTV4, cuộc sống của chàng trai Daniel Shulyndin luôn giành được sự quan tâm từ khán giả. Thế nhưng ít ai biết về gia thế của anh.
" alt=""/>Việc tử tế của VTV bị tố đưa thông tin chưa đúng sự thật